Giới thiệu

1. Giới thiệu tổng quát

     1.1. Địa lý:

Tên xã hiện nay: Xã Nhơn Bình

Gồm có 06 ấp: Tường Nhơn, Ba Chùa, Nhơn Ngãi, Tường Ngãi, Tường Trí, Nhơn Trí.

Vị trí địa lý:

Nhơn Bình là một xã vùng sâu của huyện Trà Ôn, nằm về hướng Đông Bắc cách trung tâm huyện Trà Ôn khoảng 20 km theo tỉnh lộ 901, vị trí giáp 04 xã: Đông giáp xã Hòa Bình, Tây giáp xã Tường Lộc, Nam giáp xã Trà Côn, Bắc giáp xã Xuân Hiệp. Xã Nhơn Bình có 06 ấp với 2.329 hộ dân và 7.603 nhân khẩu, trong đó: Lao động nông nghiệp chiếm 83%, thương mại dịch vụ chiếm 10,7%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chiếm 6,3%. Toàn xã có 01 cơ sở thờ tự gồm: 01 Chùa Cao đài; có 04 đơn vị trường học gồm: 01 Trường Mầm non, 02 Trường tiểu học, 01 Trường THCS Nhơn Bình. Đảng bộ xã Nhơn Bình có 13 chi bộ trực thuộc với 258 đảng viên.

Quá trình thành lập xã:

Xã được tách ra từ xã Hòa Bình vào ngày 25 tháng 8 năm 1994, theo Nghị định số 389/NĐ-CP, ngày 14/8/1994. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 là xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long. Trong kháng chiến chống Pháp: Bên ta là xã: Tường Lộc, Huyện Tam Bình. Bên địch là là xã Tường Lộc thuộc tổng Bình Thới Quận Tam Cần tỉnh Vĩnh Long.

Điều kiện tự nhiên:

Diện tích tự nhiên là: có tổng diện tích tự nhiên 1.768,79 ha chiếm 1.52% diện tích của huyện, trong đó đất nông nghiệp 1.508,57 ha chiếm 85,29%, đất phi nông nghiệp 200,22 ha chiếm 14,71%.

- Đất đai:  Nhơn Bình có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là trồng lúa nước, một số ít trồng màu và cây lâu năm. Đất thuộc loại màu mỡ thích hợp cho sản xuất về nông nghiệp

- Thực vật tự nhiên: Chủ yếu là cây cỏ, do điều kiện phát triển kinh tế của từng hộ gia đình đã được khai phá cải tạo lại nên thực vật tự nhiên hiên nay như cây bàng, mù u, còng các loại cây cổ thụ khác cũng bị khai phá còn lại rất ít.

- Động vật tự nhiên: Rất phong phú đa dạng dưới nước (Ao, hồ, sông, rạch) gồm có cá nước ngọt như: Cá rô, cá trê, cá lóc, cá mè, cá chốt, tép, cá sặc, trên bờ có rắn, rít, chim, nhiều loại côn trùng khác.

     1.2. Dân cư:

- Toàn xã có 6 ấp với 2.329 hộ, với 7.603 nhân khẩu trong đó Nam: 3.771, Nữ 3.832. Hộ khơme 12 hộ có 47 nhân khẩu, trong đó: Nam 24, nữ 23.còn lại là dân tộc kinh.

- Mật độ dân số: 447 người/Km2

     1.3. Kinh tế:

Điều kiện thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ cho phép xã phát triển một nền nông nghiệp đa canh, người dân biết khai thác ưu thế này vào trong lĩnh vực nông nghiệp mà với trọng tâm là cây cam sành, bưởi, sầu riêng, măng cụt có chất lượng cao. Chăn nuôi trong xã cũng khá phổ biến với nhiều chủng loại vật nuôi như: Bò, heo, gà, vịt. Bên cạnh đó tiềm năng thủy sản từng bước được khai thác cho nhu cầu thực phẩm hàng ngày và cũng là hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Thương mại, dịch vụ phát triển còn chậm so với các xã khác, nguồn thu nhập chính của các hộ dân trong toàn xã là sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, buôn bán nhỏ, tệ nạn xã hội ổn định, mặt khác do hệ thống xây dựng kết cấu hạ tầng chưa phủ kín, từ đó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của xã nhà. Vì vậy cần có chính sách đầu tư, phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ và sử dụng đất hợp lý, nhằm phát huy thế mạnh hiện có của xã là nhu cầu hết sức cần thiết trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

     1.4. Văn hóa xã hội:

Ăn, uống:

Lương thực chính trong các bữa ăn hàng ngày là gạo nấu thành cơm, thực phẩm thì còn tùy thuộc gia đình giàu, khá, nghèo, nhưng trong những bữa ăn chính thường là các món kho mặn như: cá kho, thịt kho, canh rau, tùy từng loại rau mà có những món canh riêng như: rau ngót, dền, má, cải trời thì nấu canh ngọt, còn như bạc hà, so đũa, bình định, rau muống thì nấu canh chua như: canh chua cá lóc, cá linh, cá Ba sa, cá ngát, gia vị rất phong phú, thường là vị cai của ớt, vị ngọt của đường, hương thơm của ngò om, ngò gai, vị chua thì còn tùỳ vào từng người thích như vị chua của me, cơm mẻ, khế, chanh. Rau sống rất được ưa chuộng chủ yếu là rau vườn như: Cải trời, cải đất, tai tượng, càng cua, lá cách nước chấm được chế biến theo từng món ăn để thêm phần ngon miệng, thường chế từ nước mắm, nước tương.

Mặc, trang sức:

Nét sinh hoạt văn hóa thường ở  Nhơn Bình cũng mang dáng vấp người đồng bằng Nam bộ. Áo quần thường được cắt may theo kiểu áo bà ba, sơ mi, quần tây quen thuộc với các màu: đen, trắng, nâu, xanh. Ngày nay thì ăn mặc có vẻ theo thời trang hơn để cho hợp thời đại mới. Nhưng bộ áo dài truyền thống, chiếc áo bà ba vẫn không thể thiếu trong những ngày lễ, hội. Về trang sức thì đôi bông tai là không thể thiếu trên đôi tai của người phụ nữ, nếu khá hơn thì thêm dây chuyền choàng cổ, vòng đao tay bằng cẩm thạch hoặc vàng tùy theo sở thích của mỗi cá nhân.

Nhà ở: Trước đây nhà ở của nhân dân thường cất hai mái, nhà giàu có thì xây dựng bằng bê tông cốt thép, nhà khá thì chỉ có bộ cột bằng bê tông cốt thép, còn nghèo thì cất nhà chủ yếu bằng cây các loại như: Bạch đàn, mù u, tre...lợp thì bằng lá dừa nước. Hiện nay đời sông của nhân dân trong xã có bước phát triển, nhà cửa được xây dựng khang trang, với nhiều kiểu nhà theo kiểu phương tây rất đa dạng về mặt kiến trúc, vật liệu làm nhà chủ yếu là bê tông cốt thép, xây gạch, lợp tôn.

- Nhà ở: Tổng số nhà ở trên địa bàn xã là 2.319 căn( số liệu năm 2022)

+ Tổng số nhà đạt chuẩn bộ xây dựng: 2.165/2.319 căn: đạt: 93,35%

+ Nhà  chưa đạt chuẩn: 119 căn, chiếm 5,13%.

+ Nhà tạm 35 căn chiếm 1,51%

Phong tục tập quán: 

Trong ngày lễ tết thì được nhân dân chuẩn bị rất nhiều món ăn trước là cúng ông bà tổ tiên sau đó để đãi khách đến nhà chúc mừng năm mới. nào là bánh phòng mì, nếp, bánh tráng, mức dừa, mức bí đao, mãng cầu tùy kinh tế gia đình của từng hộ mà chuẩn bị nhiều hay ít. Nhưng đặt biệt là dù gia đình có khó khăn đến mấy đâu cũng phải có nồi thịt heo kho rịu, cải xanh làm dưa chua, nếu gia đình khá hơn thì có thêm vài ba kg dưa củ kiệu

Tôn giáo:  

Xã Nhơn Bình hiện nay có 01 cơ sở tôn giáo Thánh Tịnh Cửu khúc tòa tại tổ 16, ấp Nhơn Ngãi có 28 chức sắc, 05 chức việc với 332 tín đồ (Nam 171, Nữ 161), 128 công giáo; 01 Cơ sở Niệm phật đường Phước kiến ấp Tường Trí có 03 chức sắc, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn xã có 04 Miếu Bà Chúa Sứ ở ấp Tường Nhơn 02, ấp Nhơn Ngãi 01, ấp Nhơn Trí 01; Cơ sở tu tại gia ấp Ba Chùa: 01, ấp Tường Nhơn: 01.

Nhìn chung tình hình hoạt động trong tháng của cơ sở tôn giáo, cơ sở tính ngưỡng trên địa bàn chưa phát hiện những vấn đề cần quan tâm.

Văn hóa dân gian:

Xã chỉ có trò chơi dân gian được tổ chức vui chơi vào các ngày lễ, tết, ngày hội Đại đoàn kết như: Đập nồi, đẩy gậy, kéo co, nhảy bao, bắt vịt trên sông

Những lễ hội dân gian ngày xưa như: Cúng miếu. Ngày nay lễ hội ấy vẫn còn lưu truyền cho đến nay, bên cạnh đó còn tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm tạo điều kiện cho nhân dân trong xã giao lưu với nhiều loại hình vui chơi giải trí như: bóng chuyền, bóng đá, các trò chơi dân gian khác.

     1.4. Giáo dục

Các trường học tại xã: Toàn có 04 điểm trường học gồm: 01 Trường Mầm non, 02 Trường tiểu học, 01 Trường trung học cơ sở.

Về cơ sở vật chất: Trang thiết bị trường học tại xã được trên quan tâm đầu tư xây dựng và hỗ trợ trang thiết bị dùng trong việc giảng dạy tương đối đầy đủ.

     1.5. Y tế, thể dục thể thao

Xã có 01 Trạm Y tế: Có 02 Bác sỹ, 02 Y sỹ, 02 dược sỹ và 01 nữ hộ sinh.

Các môn thể thao của xã chủ yếu là bóng đá, bóng chuyền, tập dưỡng sinh, cầu lông và các trò chơi dân gian khác.

1.6. Lịch sử truyền thống, đấu tranh

Năm thành lập Đảng bộ của xã vào ngày 25 tháng 8 năm 1994, Bí thư Đảng ủy đầu tiên là ông Phạm Văn Trung, Chủ tịch xã là ông Bùi Văn Táng

Những sự kiện cách mạng: Căn cứ cách mạng Ba Chùa

Đầu thế kỷ IXX cụ Huấn Quyền (Nguyễn Quyền) là một trong những người lãnh tụ Đông Kinh Nghĩa Thục bị đày sang Bến Tre, Cụ sang Vĩnh Long rồi đến Ba Chùa dạy học và vận đông cách mạng.

Năm 1925 tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội sớm lang toả trong cả nước.Tháng 4 năm 1929 Ba Chùa có chi bộ của tổ chức này,người đầu tiên đưa phong trào cách mạng về với nhân dân Ba Chùa là ông Nguyễn Văn Thiệt, quê ở Long Hồ.Nơi gầy dựng ban đầu là ông đến gia đình Bà Lê Thị Lăng là một trong những dòng họ cố cựu ở Ba Chùa.

Đến thàng 7 năm 1930 Chi bộ Đảng Cộng Sản được thành lập ở Ba Chùa đây là một trong hai  chi bộ Đảng đầu tiên ở Vĩnh Long thời bầy giờ,có tất cả 6 đảng viên, trong đó chọn 5 đồng chí từ tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Căn cứ  cách mạng Ba Chùa, Tổ Đảng ở đây được thành lập năm 1930 lúc này do đồng chí Võ Văn Kỷ làm Bí thư.

Ủng hộ Xô Viết Nghệ Tỉnh, Chi bộ đòi giảm tô, kêu gọi chống bắt lính, tháng 10/1930, chi bộ lãnh đạo cuộc mít tin có mấy trăm đồng bào tham dự tại chợ Tường Lộc – Tam Bình. Kêu gọi đồng bào chống tô tức, chống thuế thân, chống bắt lính và còn kéo vào nhà việc đốt bộ sổ thuế thân, khi quay về đoàn người đã phóng hỏa đốt cháy nhà tên Tư Phường địa chủ gian ác  ở xã Xuân Hiệp.

Năm 1931 Quận Uỷ Tam Bình thành lập, chọn Ba Chùa làm căn cứ và sau đó là nuôi chứa Cách mạng, cán bộ Tỉnh uỷ Vĩnh Long, Xứ uỷ Nam Kỳ như: Tạ Uyên Bí thư xứ uỷ, Phạm Hửu Lầu Uỷ viên Trung ương Đảng đã từng đến Ba Chùa hoạt động cách mạng, được nhân dân Ba Chùa nuôi chứa và bảo vệ an toàn.

Trong suốt thời kỳ đấu tranh cách mạng:Trước tháng 8/1945,chín năm kháng chiến chống pháp và 21 năm chống Mỹ. Ba Chùa là nơi nuôi chứa bảo vệ Đảng , bảo vệ cách mạng rất tuyệt vời trong suốt thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc ở tỉnh Vĩnh Long.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhân dân Ba Chùa đã tiễn đưa hàng trăm con em ra chiến trường,nhân dân Ba Chùa không hề nao núng tuyệt đối trung thành với Đảng, tin tưởng cách mạng.

Trong thời kháng chiến chống Mỹ thì có  rất nhiều cán bộ cấp cao về hoạt động cách mạng tại đây, các tiểu đoàn về đóng quân tại vùng đất Ba Chùa Như: tiểu đoàn 308 và 312

Xã được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu xã Anh hùng lực lượng vũ trang vào ngày 20 tháng 12 năm 1994.

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức chính quyền xã Nhơn Bình được sắp xếp, bố trí như sau:

* Hội đồng nhân dân xã:

- 01 Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã

- 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã

* Ủy ban nhân dân xã gồm:

- 01 Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

- 02 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

- 02 Ủy viên Ủy ban nhân dân xã (Trưởng CAX và Chỉ huy trưởng BCHQS)

- 07 chức danh công chức chuyên môn gồm:

+ Trưởng công an

+ Chỉ huy trưởng BCH quân sự

+ Văn phòng – thống kê

+ Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng – Môi trường

+ Tài chính – Kế toán

+ Tư pháp – Hộ tịch

+ Văn hóa – Xã hội

3. Danh bạ cán bộ, công chức

Họ và tên Chức vụ Số điện thoại Địa chỉ mail

Nguyễn Văn Triệu

Chủ tịch UBND xã

0984794454

 

Lê Xuân Bình

Phó Chủ tịch UBND xã

0848131404

 

Nguyễn Hồng Phong

Phó Chủ tịch UBND xã

0902967386

 

Nguyễn Hoàng Thơ

Chỉ huy trưởng BCHQS xã

0919002915

 

Nguyễn Hoàng Toàn

Trưởng CAX

0939808069

 

Nguyễn Thanh Quốc

Công chức VP-TK

0904466750

 

Đoàn Minh Tuấn

Công chức VP-TK

0365352242

 

Dương Văn Sáu

Công chức VH-XH

0365171959

 

Hồ Ngọc Khanh

Công chức VH-XH

0949468372

 

Nguyễn Văn Chiến

Công chức ĐC-NN-XD-MT

0858924445

 

Lưu Truyền Thống

Công chức TP-HT

0774073225

 

Trần Thị Thùy Linh

Công chức TC-KT

0358708227

 
ipv6 ready